Chẩn đoán Hội_chứng_sợ_chó

DSM-IV-TR cung cấp các tiêu chuẩn sau để chẩn đoán một ám ảnh cụ thể: [5]

  1. Nỗi sợ hãi dai dẳng đối với một vật thể hoặc một tình huống nào đó.
  2. Tiếp xúc với đối tượng đáng sợ gây ra những phản ứng lo âu ngay lập tức
  3. Những người mắc phải các hội chứng nhận ra rằng nỗi sợ hãi là quá mức chịu đựng của họ và hoàn toàn không hợp lý (điều này không phải lúc nào cũng xảy ra với trẻ em)
  4. Khi tiếp xúc với các vật thể sợ hãi, những người mắc phải hội chứng thường tránh né chúng hoặc phải chịu đựng nỗi sợ hãi.
  5. Nỗi sợ hãi cản trở đáng kể các hoạt động hàng ngày (xã hội, gia đình, nghề nghiệp, v.v.) 
  6.  Bệnh nhân nhi (những người dưới 18 tuổi) có triệu chứng kéo dài ít nhất sáu tháng.
  7. Những lo âu, sự né tránh hoặc phản ứng hoảng loạn không gây nên bởi các rối loạn tâm thần khác.

 Cuốn sách Phobias định nghĩa một phản ứng hoảng loạn như "một cơn khủng bố bất ngờ kéo dài ít nhất một vài phút với những biểu hiện điển hình của nỗi sợ hãi dữ dội".[6] Những biểu hiện này có thể bao gồm đánh trống ngực, đổ mồ hôi, run rẩy, khó thở, thôi thúc bệnh nhân chạy trốn, ngất xỉu hoặc chóng mặt, khô miệng, buồn nôn và/hoặc một số triệu chứng khác. Ví dụ như hội chứng sợ chó, những người mắc phải sẽ biểu hiện một loạt các phản ứng hoảng loạn khi đối diện với một con chó hoặc những hình ảnh liên quan đến chó[7]. Hơn nữa, hành vi tránh né cũng phổ biến và có thể bao gồm các việc tránh xa các khu vực mà chó có thể xuất hiện (ví dụ: công viên) hoặc tránh nhà của bạn bè và/hoặc gia đình sở hữu một con chó.